Viêm nang lông được hiểu đơn giản là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng xảy ra ở nang lông. Các biểu hiện bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của da, làm cho nhiều người thấy tự ti, nhất là với các chị em phụ nữ. Hãy cùng Viva Spa tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh viêm nang lông ngay trong bài viết dưới đây.
Viêm nang lông là tình trạng viêm lông ở một hoặc nhiều nang lông ở bất kỳ vùng da nào trừ lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Lúc đầu, nó có thể trông giống như những búi nhỏ màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông - những túi nhỏ mà mỗi sợi lông mọc ra. Sau đó, nhiễm trùng có thể lan rộng và biến thành vết loét, gây khó chịu.
Bệnh chia thành nhiều loại viêm nang lông khác nhau. Chẳng hạn:
– Viêm nang lông nông gồm: viêm nang lông do vi khuẩn, viêm nang lông do dao cạo, viêm nang lông do Pityrosporum,...
– Viêm nang lông sâu gồm: viêm nang lông gram âm, viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan, viêm nang lông ở râu.
Nếu không được điều trị sớm, các biểu hiện bệnh sẽ ngày càng nặng và có khả năng lây lan tại nhiều vị trí trên cơ thể. Nguy hiểm hơn có thể nhiễm trùng, gây ra sẹo và những tổn thương vĩnh viễn trên da. Nhiều trường hợp viêm nang lông ở tóc có thể gây rụng tóc vĩnh viễn.
Viêm nang lông thường xảy ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn). Viêm nang lông cũng có thể do virus, nấm và thậm chí là viêm từ lông mọc ngược. Mụn thịt dày nhất trên da đầu và chúng xảy ra ở mọi nơi trên cơ thể ngoại trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi và màng nhầy.
Các bệnh ngoài da thường có triệu chứng tương tự nhau nên người bệnh rất hay nhầm lẫn. Trong khi đó việc xác định chính xác các triệu chứng bệnh giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm. Từ đó giúp nâng cao khả năng chữa dứt điểm cũng như rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Thông thường khi mắc bệnh viêm nang lông hay có các biểu hiện như sau:
♦ Trên bề mặt da xuất hiện nhiều mụn nước đồng thời có thể có những nốt mụn đầu trắng mọc xung quanh các nang lông.
♦ Tình trạng viêm nhiễm nặng có thể làm xuất hiện mụn nước chứa đầy mủ có dịch màu vàng.
♦ Da có thể có dấu hiệu nhiễm trùng kèm theo những nốt ban đỏ.
♦ Tình trạng ngứa, rát da thường xuyên xuất hiện.
Tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện khác. Nhìn chung khi thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng nên gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành các biện pháp kiểm tra và xác định bệnh sớm.
Hiện nay có rất nhiều hướng đi trong việc điều trị bệnh viêm nang lông. Tùy theo từng trường hợp bệnh mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
>> Đọc thêm: Xóa tan nổi ám ảnh lỗ chân lông to
Dùng muối
Nguyên liệu này có tính kháng khuẩn, có khả năng loại bỏ bụi bẩn, hạn chế sự tăng tiết bã nhờn là lấy đi các tế bào chết. Nhờ vậy mà giúp thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Việc sử dụng nguyên liệu này để điều trị được tiến hành như sau:
Bước 1: Trộn 1 thìa muốn trắng với 1 thìa sữa chua không đường.
Bước 2: Làm ẩm da rồi nhẹ nhàng massage hỗn hợp đã chuẩn bị lên da khoảng 15 phút.
Bước 3: Áp dụng mỗi ngày khoảng 2 lần sẽ thấy các triệu chứng cải thiện sau 1 thời gian.
Dùng dầu dừa
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thành phần linoleic acid có khả năng loại bỏ một số vi khuẩn trên bề mặt da, còn lauric acid và caprylic acid có khả năng kháng viêm, chống nhiễm trùng. Ngoài ra vitamin E có khả năng dưỡng ẩm và phục hồi những tổn thương trên tế bào da.
Cách thực hiện:
Bước 1: Hòa 4 muỗng dầu dừa với 1 muỗng nước cốt chanh.
Bước 2: Vệ sinh da thật sạch rồi bôi hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng da mắc bệnh.
Bước 3: Massage nhẹ nhàng cho các tinh chất thấm vào da trong khoảng 10 phút rồi vệ sinh lại bằng nước ấm.
Lưu ý: Áp dụng 2 lần mỗi tuần để tình trạng viêm nang lông nhanh chóng được cải thiện.
Kem hoặc thuốc để kiểm soát nhiễm trùng. Đối với nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng kem bôi hoặc gel. Kháng sinh đường uống không được sử dụng thường xuyên cho viêm nang lông. Nhưng đối với nhiễm trùng nặng hoặc tái phát, bác sĩ có thể kê đơn cho trường hợp này.
Kem, dầu gội hoặc thuốc để chống nhiễm nấm. Thuốc chống nấm là dành cho nhiễm trùng do nấm men chứ không phải vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không hữu ích trong việc điều trị loại này.
Kem hoặc thuốc để giảm viêm. Nếu bị viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan nhẹ, bác sĩ có thể kê thêm kem steroid để giảm ngứa. Nếu người bệnh có nhiễm HIV/AIDS, có thể thấy sự cải thiện các triệu chứng viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan sau khi điều trị bệnh thuốc kháng virus.
Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại thì việc điều trị viêm nang lông có nhiều hướng đi hơn. Có các biện pháp đang được áp dụng như:
• Phẫu thuật: loại bỏ mụn nhọt, loại bỏ mủ tích tụ… hạn chế khả năng hình thành sẹo.
• Dùng công nghệ laser giúp tẩy lông và điều trị nhiễm trùng.
• Liệu pháp ánh sáng: giúp điều trị các triệu chứng đồng thời thu nhỏ lỗ chân lông.
Các biện pháp này đòi hỏi phải có sự can thiệp của máy móc thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn. Chính vì vậy, khi muốn áp dụng các phương pháp này bạn hãy cân nhắc về chi phí và nên đến cơ sở uy tín để điều trị.
>> Đọc thêm: Ưu nhược điểm của các phương pháp triệt lông
Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp ngăn ngừa viêm nang lông quay lại với những lời khuyên sau:
♦ Tránh quần áo chặt, điều này giúp giảm ma sát giữa da và quần áo.
♦ Làm khô găng tay cao su giữa các lần sử dụng. Nếu bạn đeo găng tay cao su thường xuyên, sau mỗi lần sử dụng, lộn từ trong ra ngoài, rửa sạch bằng xà phòng và lau khô.
♦ Tránh cạo râu, nếu có thể.
♦ Cạo râu cẩn thận. Nếu cạo râu, hãy sử dụng các thói quen như sau để giúp kiểm soát các triệu chứng bằng cách giảm sự ma sát của dao cạo và nguy cơ làm tổn thương da:
• Hạn chế số lần cạo râu.
• Rửa da bằng nước ấm và xà phòng kháng khuẩn trước khi cạo râu.
• Sử dụng khăn lau hoặc miếng rửa mặt di chuyển theo hình tròn nhẹ trước khi cạo.
• Sử dụng kem cạo râu trước khi cạo râu.
• Cạo theo hướng mọc của lông.
• Tránh cạo quá sát da bằng cách sử dụng dao cạo điện hoặc lưỡi dao được bảo vệ và không làm căng da.
• Sử dụng dao cạo sắc bén và rửa nó bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng.
• Thoa kem dưỡng ẩm sau khi cạo râu.
♦ Tránh dùng chung dao cạo, khăn tắm và khăn mặt.
♦ Xem kỹ lưỡng trước khi sử dụng các sản phẩm tẩy lông (thuốc làm rụng lông) hoặc các phương pháp tẩy lông khác. Mặc dù chúng cũng có thể gây kích ứng da.
♦ Chỉ sử dụng bồn nước nóng sạch và hồn nước nóng. Và nếu sở hữu bồn nước nóng hoặc một hồ nước nóng, hãy làm sạch nó thường xuyên và thêm cio theo khuyến cáo.
Tuy chỉ là bệnh ngoài da những bệnh viêm nang lông có thể phát triển sang giai đoạn mãn tính nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Chính vì vậy, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu để được tư vấn hướng điều trị hiệu quả.
Chúc các bạn luôn khỏe đẹp!
Đặt miền tin đúng chỗ. Chị H đã sở hữu làn da trắng mịn, sạch mụn mờ thâm chỉ sau 1 liệu trình trị mụn tại Viva Spa Kết quả sau 1 liệu trình trị mụn tại Viva Spa của khách hàng tên H
Thêm một cô gái điều trị mụn thành công, thêm một niềm vui, một chút tự hào và hạnh phúc tại ngôi nhà Viva Spa Kết quả sau khi kết thúc liệu trình trị mụn tại Viva Spa
Ánh Dương đã sở hữu làn da “mịn màng không tì vết” sau khi kết thúc liệu trình trị mụn tại Viva Spa .
“Chỉ những người từng bị mụn mới thấu hiểu nỗi khổ khi bị mụn hoành hành và cảm giác khó chịu vì những nốt mụn đỏ tấy, da sần sùi, xấu xí mà đã thử mọi biện pháp đều không thể loại bỏ được chúng. Bởi vậy, sau khi điều trị mụn thành công, không chỉ vẻ đẹp làn da thay đổi mà tâm lý mình cũng vui vẻ và rạng rỡ hơn rất nhiều, hoàn toàn tự tin khi đi ra ngoài mà không cần bịt khẩu trang” - Bích Trâm chia sẻ.
Chị Nguyễn Thương cảm thấy rất hài lòng khi điều trị nhiễm corticoid tại Viva Spa .
Do tính chất công việc thường xuyên phải make up và khá bận rộn khiến chị stress mà chị T.A đã cảm thấy phát hoảng khi mụn càng ngày càng mọc nhiều.